Chứng thực Intef_Già

Bức tượng ngồi được Senusret I dâng hiến cho Intef Già, ông được miêu tả tại đây như là một viên ký lục.[4]

Intef Già dường như đã được coi là người đã sáng lập nên vương triều thứ 11 sau khi ông qua đời. Chẳng hạn, tên của ông xuất hiện trong nhà nguyện của các vị tổ tiên hoàng gia (vị trí thứ 13) mà được Thutmose III xây dựng tại Karnak khoảng hơn 600 năm sau khi Intef qua đời.[3] Trong nhà nguyện này, Intef được ghi lại cùng với tước hiệu iry-pat ("Vị Hoàng tử cha truyền con nối") và haty-a ("Bá tước").[3] Intef Già có thể được đồng nhất với "Intef-Aa sinh ra bởi Iku", là người được Senusret I dâng hiến một bức tượng ngồi mà trong đó miêu tả Intef như là một viên ký lục:[3]

Tạo nên bởi đức vua của Thượng và Hạ Ai Cập Kheperkare như là vật kỷ niệm của Ngài dành cho ông tổ Intef Già [...] sinh ra bởi Iku

Intef Già còn được thờ cúng bởi các giáo phái cá nhân, như được chỉ ra bởi tấm bia đá của Maati, một vị quan nhỏ của Mentuhotep II, ngày nay nó nằm tại bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan (inv. no. 14.2.7).[5] Trên tấm bia đá của mình, Maati cầu xin rằng những lời cầu nguyện sẽ được nói cho "Intef Già người con trai của Iku".[3] Intef có thể còn được đề cập tới trên một tấm bia đá đến từ Dendera, hai mảnh của nó ngày nay nằm tại Strasbourg (inv. no. 345) và ở Florence (inv. no. 7595), và hơn nữa còn ghi lại tước hiệu của ông là "Hoàng tử Vĩ Đại của miền Nam".[6][7] Việc quy tấm bia đá này cho Intef Già hiện đang được tranh cãi.[3]
Dựa vào tầm quan trọng của Intef Già trong con mắt của những vị vua kế vị ông sau này, Alan Gardiner đề xuất rằng Intef Già đã được đề cập tới trong cuộn giấy cói Turin ở cột thứ 5 và hàng thứ 12. Tuy nhiên điều này vẫn chỉ là phỏng đoán vì mục này của cuộn giấy cói trên đã mất hoàn toàn.[3]